Đội cứu hộ bãi biển Đà Nẵng
Nghe tiếng la thất thanh của cô gái kêu cứu, Chung lập tức cầm ván lướt và phao lao ào xuống biển đêm. Anh nhanh hay chậm vài giây là sự sống hay cái chết của nhóm du khách đang chới với sắp chìm…
19h, bãi biển Mỹ Khê chập choạng tối, người tắm biển vắng dần. Cứu hộ viên Nguyễn Hữu Toàn Chung mang ván lướt, phao cứu sinh vào bờ thay quần áo kết thúc ca trực dài. Nhưng hôm ấy Chung không về ngay vì người bạn làm việc tại bãi giữ xe gọi lại trò chuyện. Nhờ vậy mà 30 phút sau, anh đã cứu khỏi một thảm họa bi thương cho ngành du lịch Đà Nẵng.
Trong khoảnh khắc sinh tử
Hôm 27-3 là ngày tưng bừng của ngành du lịch phố biển Đà Nẵng với loạt sự kiện đánh dấu hoạt động đón khách quốc tế trở lại. Đó là các hoạt động mở cửa đường bay Thái Lan và Singapore, ngày hội khinh khí cầu chào mừng chật ních du khách cạnh công viên APEC.
Các bãi biển du lịch vì thế mà chộn rộn, đông đúc hơn hẳn thường nhật – một tín hiệu vui cho tất cả mọi người. Nhưng nếu không có sự xuất hiện kịp thời của Chung, sự kiện mở cửa náo nhiệt của ngành du lịch TP có thể đã bị phủ bóng đen với vụ đuối nước của 5 khách du lịch.
Như mọi ngày, đến 18h30, lực lượng cứu hộ bãi biển thông báo hết giờ trực cứu hộ và khuyên du khách lên bờ. Nhưng hôm ấy nhóm 6 bạn trẻ là khách du lịch từ một tỉnh phía Bắc đến trễ. 19h, 4 người trong nhóm xuống biển tắm được một lúc rồi bị sóng cuốn ra xa, chới với kêu cứu.
Trong lúc bạn gái trên bờ hốt hoảng chạy tìm người giúp đỡ, người còn lại là L.Đ.Đ. dũng cảm lao ra cứu bạn nhưng bất thành, anh chìm cùng nhóm bạn.
Ngồi uống nước ngay trên bãi xe, Chung lập tức cầm ván lướt và phao lao ra biển khi nghe tiếng kêu cứu vọng vào. Sau một hồi vật lộn trên sóng giữa màn tối chập choạng, Chung cứu được 4 du khách, cho bám vào ván lướt và phao cứu sinh rồi dùng hết sức dìu vào bờ. Các nạn nhân lúc này đã mệt lả, có người không đủ sức đưa tay bám vào ván nên Chung phải níu tay họ kéo vào.
Sau khi đưa được 4 người này vào bờ, người bạn nữ trong nhóm bảo còn một người nữa là anh L.Đ.Đ. – người đã lao ra cứu họ. Chung lại lao ra cố gắng tìm kiếm khắp khu vực lần nữa, nhưng lúc này anh Đ. đã chìm hẳn, không còn dấu hiệu nào.
Khuya đó, thi thể Đ. được phát hiện khi sóng đánh dạt vào bãi biển. Dù kết quả chưa thật trọn vẹn, nhưng nỗ lực hết mình của anh Chung đã giúp 4 du khách giữ được mạng sống. Trong khoảnh khắc sinh tử đó, chỉ cần chậm trễ 1-2 phút thôi là hậu quả có thể đã rất khác.
Những anh em đội cứu hộ bảo rằng nếu hôm đó anh Chung trở về nhà ngay sau ca trực thì có lẽ thảm họa đã xảy ra.
19h, bãi biển Mỹ Khê chập choạng tối, người tắm biển vắng dần. Cứu hộ viên Nguyễn Hữu Toàn Chung mang ván lướt, phao cứu sinh vào bờ thay quần áo kết thúc ca trực dài. Nhưng hôm ấy Chung không về ngay vì người bạn làm việc tại bãi giữ xe gọi lại trò chuyện. Nhờ vậy mà 30 phút sau, anh đã cứu khỏi một thảm họa bi thương cho ngành du lịch Đà Nẵng.
Trong khoảnh khắc sinh tử
Hôm 27-3 là ngày tưng bừng của ngành du lịch phố biển Đà Nẵng với loạt sự kiện đánh dấu hoạt động đón khách quốc tế trở lại. Đó là các hoạt động mở cửa đường bay Thái Lan và Singapore, ngày hội khinh khí cầu chào mừng chật ních du khách cạnh công viên APEC.
Các bãi biển du lịch vì thế mà chộn rộn, đông đúc hơn hẳn thường nhật – một tín hiệu vui cho tất cả mọi người. Nhưng nếu không có sự xuất hiện kịp thời của Chung, sự kiện mở cửa náo nhiệt của ngành du lịch TP có thể đã bị phủ bóng đen với vụ đuối nước của 5 khách du lịch.
Như mọi ngày, đến 18h30, lực lượng cứu hộ bãi biển thông báo hết giờ trực cứu hộ và khuyên du khách lên bờ. Nhưng hôm ấy nhóm 6 bạn trẻ là khách du lịch từ một tỉnh phía Bắc đến trễ. 19h, 4 người trong nhóm xuống biển tắm được một lúc rồi bị sóng cuốn ra xa, chới với kêu cứu.
Trong lúc bạn gái trên bờ hốt hoảng chạy tìm người giúp đỡ, người còn lại là L.Đ.Đ. dũng cảm lao ra cứu bạn nhưng bất thành, anh chìm cùng nhóm bạn.
Ngồi uống nước ngay trên bãi xe, Chung lập tức cầm ván lướt và phao lao ra biển khi nghe tiếng kêu cứu vọng vào. Sau một hồi vật lộn trên sóng giữa màn tối chập choạng, Chung cứu được 4 du khách, cho bám vào ván lướt và phao cứu sinh rồi dùng hết sức dìu vào bờ. Các nạn nhân lúc này đã mệt lả, có người không đủ sức đưa tay bám vào ván nên Chung phải níu tay họ kéo vào.
Sau khi đưa được 4 người này vào bờ, người bạn nữ trong nhóm bảo còn một người nữa là anh L.Đ.Đ. – người đã lao ra cứu họ. Chung lại lao ra cố gắng tìm kiếm khắp khu vực lần nữa, nhưng lúc này anh Đ. đã chìm hẳn, không còn dấu hiệu nào.
Khuya đó, thi thể Đ. được phát hiện khi sóng đánh dạt vào bãi biển. Dù kết quả chưa thật trọn vẹn, nhưng nỗ lực hết mình của anh Chung đã giúp 4 du khách giữ được mạng sống. Trong khoảnh khắc sinh tử đó, chỉ cần chậm trễ 1-2 phút thôi là hậu quả có thể đã rất khác.
Những anh em đội cứu hộ bảo rằng nếu hôm đó anh Chung trở về nhà ngay sau ca trực thì có lẽ thảm họa đã xảy ra.
Âm thầm dõi theo du khách
Phố biển Đà Nẵng lâu nay thu hút du khách nhờ các bãi tắm đẹp trải dài hàng chục cây số. Ít ai biết rằng để giữ an toàn cho du khách và xây dựng thương hiệu du lịch biển Đà Nẵng, khoảng 100 nhân viên cứu hộ được rải khắp các bãi tắm để canh giữ khách tắm biển từ sáng tinh mơ tới tối mịt mỗi ngày.
Khi người tắm biển đông dần, bên cạnh nhân viên quan sát trên bờ, đội cứu hộ cắt cử người lái môtô nước ra ngoài trông coi, nhắc nhở du khách không bơi quá xa và kịp cứu người bị đuối sức.
“Thông thường anh em thả phao quây khu vực an toàn, không có hố sâu nguy hiểm để mọi người vào tắm bên trong, tiện cho công tác cứu hộ. Nhưng cũng có nhiều lúc du khách ham chơi, cố tình bơi vượt qua vùng an toàn đi ra xa. Những lúc như vậy anh em nhắc nhở ngay, đa số du khách hợp tác bơi vào nhưng cũng có nhiều người khó tính mắng chửi lại anh em. Chúng mình lo lắng cho an toàn du khách mới nhắc nhở, nhưng nhiều khi cũng buồn vì người ta không hiểu cho ý tốt của mình!” – anh Đinh Văn Lương (46 tuổi), người nhiều thâm niên nhất đội cứu hộ, tâm sự.
Hơn 20 năm làm công tác cứu hộ, anh Lương bảo số người mà đội cứu được nhiều vô kể, nhiều vụ việc không thể nhớ hết. Những thành viên đội coi cứu người là nhiệm vụ, mỗi ngày xong việc trở về không ai lăn tăn đo đếm thành tích của mình.
Sau hai năm ngành du lịch tê liệt bởi dịch bệnh, những thành viên đội cứu hộ các bãi biển Đà Nẵng vui mừng khi thấy du khách quay lại đông đúc từng ngày. Nhưng niềm vui cũng đi kèm nỗi lo, du khách càng đông thì công việc cứu hộ càng vất vả.
Những lúc sáng sớm hay xế chiều, thời điểm du khách đổ ra tắm biển đông đúc, là lúc anh em cứu hộ phải căng mắt căng tai nghe ngóng, quan sát để ứng cứu kịp thời khi có sự cố.
Anh Lương bảo rằng người trong nghề đều biết cứu hộ đuối nước là công việc nguy hiểm, nếu không cẩn thận hoặc chỉ cần một khoảnh khắc sơ sẩy là nhân viên cứu hộ sẽ trở thành nạn nhân và tất cả có thể cùng chết. Bởi trong lúc đuối nước, tâm thần hoảng loạn, người bị nạn sẽ ôm bất cứ thứ gì họ bám được. Theo anh, để giữ được an toàn trong lúc cứu hộ, ngoài thuộc bài còn phải giữ được sự bình tĩnh trong mọi tình huống.
16 năm cứu 1.750 người đuối nước
Theo Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, trong vòng 16 năm kể từ năm 2006 đến nay, đội cứu hộ các bãi biển đã ứng cứu an toàn 1.750 khách tắm biển.
Nói về thành tích cứu sống 4 du khách của anh Nguyễn Hữu Toàn Chung, ông Nguyễn Đức Vũ – trưởng ban quản lý – cho biết đã thưởng nóng động viên và ghi nhận thành tích để làm cơ sở xét nâng lương trước thời hạn cho anh Chung.
Theo Tuổi trẻ