Chuyện “làm đẹp” bãi biển ở Đà Nẵng

23/04/2019
Báo đài

Hơn 6 năm về trước, nhắc đến bãi biển Mỹ Khê, Sao Biển… (quận Sơn Trà, Đà Nẵng), báo chí phải dùng các từ “bị đầu độc”, “ám ảnh”, “kinh tởm”… để mô tả cảnh tượng ô nhiễm. Nhiều du khách đến “lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng”. Những bức xúc ấy đã được chính quyền và nhân dân lắng nghe, nhìn lại. Bằng chứng là vài năm lại đây, bằng nhiều biện pháp khắc phục khác nhau, bãi biển này giành lại “thương hiệu” mà chính khách du lịch gật đầu công nhận: “Nàng công chúa quyến rũ”…

Đi tắm biển mà rách chân vì… rác!

Bà Huỳnh Thị Thôi (tổ 6, P.Phước Mỹ, Q.Sơn Trà) – chủ một quầy bán hàng cho khách du lịch tại bãi tắm Mỹ Khê nhớ lại: “Hơn 6 năm trước, đây không phải bãi tắm mà là bãi rác thì đúng hơn! Hằng ngày, nơi đây xuất hiện một “đội quân hùng hậu” thường xuyên chèo kéo khách bằng ốc hút, ổi, xoài, cốc… Rồi nước cống bẩn xả thẳng ra biển, hôi hám vô cùng. Khi ấy du khách bức xúc lắm, phần hít mùi hôi, phần đi tắm biển mà giẫm phải vỏ ốc, vỏ chai lọ đến tươm máu!” – bà Thôi kể.

Bà Thôi trước đây “đứng chân” 1 lô buôn bán trên bãi biển Mỹ Khê. Bà từng chứng kiến cảnh tranh giành bán mua, thậm chí “xử” nhau gây mất an ninh trật tự giữa những người bán dạo.

Tuy nhiên, từ 5 năm lại đây, cơ quan chức năng đã vào cuộc chấn chỉnh và giờ bà mở được quầy hàng “chung chân” cùng 9 người dân khác bên bãi biển. Hằng ngày, họ hỗ trợ nhau làm ăn và hầu như không còn lời qua tiếng lại nữa.

Thùng rác chim cánh cụt xin rác được bố trí trên bãi biển và lối đi xuống bãi tắm Mỹ Khê, Sao Biển, Phạm Văn Đồng... Ảnh: Nhiệt Băng
Thùng rác chim cánh cụt xin rác được bố trí trên bãi biển và lối đi xuống bãi tắm Mỹ Khê, Sao Biển, Phạm Văn Đồng… Ảnh: Nhiệt Băng

Theo bà Thôi, việc buôn bán tại các bãi biển Mỹ Khê, Phạm Văn Đồng, T20, Bắc Mỹ An… giờ đã đi vào khuôn khổ, những người trước đây từng “choảng” nhau giờ góp vốn bán chung quầy, theo hình thức tổ, mỗi tổ gồm 8-10 người.

Ngồi phóng tầm mắt ra bãi tắm mịn màng sạch bong, bà Thôi nói chắc như đinh đóng cột: “Đúng là làm du lịch, cái gì thấy không được mà bảo thủ, không chịu sửa chữa là du khách quay lưng”.

Mô hình “chim cánh cụt” xin rác

Ngoài hàng chục bảng báo cấm “xả rác, bán hàng rong, ốc hút, trải bạt…” đặt từ vỉa hè xuống tận bãi biển, nhiều du khách đến tắm biển tại các bãi tắm Mỹ Khê, Sao Biển… tỏ vẻ ngạc nhiên trước các thùng rác “chim cánh cụt” xin rác đặt rãi rác ngay trên bãi cát.

Chị Hương (quê Đắc Lắc) đi du lịch đến Đà Nẵng, đang tắm biển tại bãi biển Mỹ Khê – gật đầu tâm đắc: “Tôi đến đây lần đầu tiên, so với các bãi biển khác mà tôi từng đi thì bãi biển Mỹ Khê khá sạch sẽ và không có hàng rong bán buôn nhếch nhác, gây mất trật tự. Đặc biệt là cứ cách vài chục mét lại thấy đặt chiếc thùng rác “chim cánh cụt” có ghi dòng chữ “Xin cho tôi rác” ngay trên bãi biển. Tôi cho đây là sáng kiến thú vị. Một phần giúp tác động trực tiếp đến ý thức bảo vệ môi trường của du khách, một phần giúp du khách thuận tiện bỏ rác, đỡ phải chạy ra tít ngoài đường lớn bỏ vào thùng”.

Theo đánh giá của chị Hương, vệ sinh môi trường bãi biển Mỹ Khê không chỉ làm hài lòng du khách mà bảng giá dịch vụ cũng được niêm yết công khai cho du khách thoải mái chọn lựa và không “chặt chém” như các nơi.

Bà Nguyễn Thi Chín (chủ một quầy hàng tại bãi biển Mỹ Khê) – tâm sự: “Có thùng rác “chim cánh cụt” thấy cũng hay. Cách đây chừng nửa tháng, một du khách nước ngoài thấy có chỗ bỏ rác tiện quá, ông cầm một bao tời lớn dạo khắp các bãi biển nhặt hết rác cho vào “bụng” chim cánh cụt. Nhìn hành động của ông, nếu mình không xây dựng được ý thức giữ gìn vệ sinh bãi biển thì thấy thẹn thật. Người nước ngoài họ thế, ý thức bảo vệ môi trường họ cao hơn mình nhiều lắm!”.

Theo bà Chín, nhiều lần bị du khách phản ứng, công nhân môi trường cũng thay đổi cách ứng xử, không làm vệ sinh lúc du khách đang vui chơi, tắm biển, nằm hóng mát trên bãi biển khiến du khách phiền hà.

Trao đổi với PV, ông Trần Đại Nghĩa – Phó trưởng Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng – cho biết, xuất phát từ thực tế lượng khách đến Đà Nẵng ngày một đông, mô hình thùng rác “chim cánh cụt” được áp dụng hơn 2 năm nay tại các bãi biển quận Sơn Trà. Tùy theo lượng du khách tham quan, tắm biển mà đặt thùng tại các vị trí trên bãi biển cho phù hợp.

“Để giữ được bãi biển sạch đẹp như hôm nay, trước hết là nhờ công tác tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường đến người dân và du khách có hiệu quả. Ngoài dùng loa phát thanh tuyên truyền trực tiếp trên bãi biển thì việc tăng cường các thiết bị như thùng rác, máy gom rác trên cát… tại bãi biển đã hạn chế đáng kể việc xả rác bừa bãi ra môi trường. 

Thêm nữa, đội ngũ công nhân môi trường biển làm việc khá tích cực, nhiều khi rác nhiều do mưa bão, họ tăng ca đến 22h đêm. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả là ý thức của người dân và khách du lịch” – ông Nghĩa nói.

Bà Thôi – cho rằng: “Bản thân người dân cũng phải chủ động xây dựng ý thức cho du khách. Họ đến đây thấy mình không xả rác, bãi biển sạch sẽ, chắn chắn ít nhiều họ cũng sẽ không xả. Có lúc du khách ăn uống, nhìn quanh không thấy thùng rác, họ hỏi có gì đựng không thì mình phải mang thùng, bao ra liền cho khách. Mừng là bây giờ nhiều du khách ý thức cao đến mức, sau khi ăn uống xong, họ đùm lại trong bao nilon bỏ vào ba lô mang về nhà đổ”.Chùm ảnh về bãi biển Mỹ Khê:

Thùng rác chim cánh cụt xin rác được bố trí trên bãi biển và lối đi xuống bãi tắm Mỹ Khê, Sao Biển, Phạm Văn Đồng... Ảnh: Nhiệt Băng
Thùng rác chim cánh cụt xin rác được bố trí trên bãi biển và lối đi xuống bãi tắm Mỹ Khê, Sao Biển, Phạm Văn Đồng… Ảnh: Nhiệt Băng
Thùng rác chim cánh cụt xin rác được bố trí trên bãi biển và lối đi xuống bãi tắm Mỹ Khê, Sao Biển, Phạm Văn Đồng... Ảnh: Nhiệt Băng
Thùng rác chim cánh cụt xin rác được bố trí trên bãi biển và lối đi xuống bãi tắm Mỹ Khê, Sao Biển, Phạm Văn Đồng… Ảnh: Nhiệt Băng
Dạo chơi và tắm trên bãi biển sạch bong. Ảnh: Nhiệt Băng
Dạo chơi và tắm trên bãi biển sạch bong. Ảnh: Nhiệt Băng
Dạo chơi và tắm trên bãi biển sạch bong. Ảnh: Nhiệt Băng
Dạo chơi và tắm trên bãi biển sạch bong. Ảnh: Nhiệt Băng
Dạo chơi và tắm trên bãi biển sạch bong. Ảnh: Nhiệt Băng
Dạo chơi và tắm trên bãi biển sạch bong. Ảnh: Nhiệt Băng
Dạo chơi và tắm trên bãi biển sạch bong. Ảnh: Nhiệt Băng
Dạo chơi và tắm trên bãi biển sạch bong. Ảnh: Nhiệt Băng
Dạo chơi và tắm trên bãi biển sạch bong. Ảnh: Nhiệt Băng
Dạo chơi và tắm trên bãi biển sạch bong. Ảnh: Nhiệt Băng
Chị Huỳnh Thị Thôi (trú P.Phước Mỹ, Q.Sơn Trà): Ý thức bảo vệ môi trường biển của người dân và du khách ngày càng cao. Ảnh: Nhiệt Băng
Chị Huỳnh Thị Thôi (trú P.Phước Mỹ, Q.Sơn Trà): Ý thức bảo vệ môi trường biển của người dân và du khách ngày càng cao. Ảnh: Nhiệt Băng
Bãi tắm Mỹ Khê, Sao Biển, Phạm Văn Đồng... ngày càng sạch đẹp vì thùng rác được bố trí khắp nơi. Ảnh: Nhiệt Băng
Bãi tắm Mỹ Khê, Sao Biển, Phạm Văn Đồng… ngày càng sạch đẹp vì thùng rác được bố trí khắp nơi. Ảnh: Nhiệt Băng
Bãi tắm Mỹ Khê, Sao Biển, Phạm Văn Đồng... ngày càng sạch đẹp vì thùng rác được bố trí khắp nơi. Ảnh: Nhiệt Băng
Bãi tắm Mỹ Khê, Sao Biển, Phạm Văn Đồng… ngày càng sạch đẹp vì thùng rác được bố trí khắp nơi. Ảnh: Nhiệt Băng
Bãi tắm Mỹ Khê, Sao Biển, Phạm Văn Đồng... ngày càng sạch đẹp vì thùng rác được bố trí khắp nơi. Ảnh: Nhiệt Băng
Bãi tắm Mỹ Khê, Sao Biển, Phạm Văn Đồng… ngày càng sạch đẹp vì thùng rác được bố trí khắp nơi. Ảnh: Nhiệt Băng
Bãi tắm Mỹ Khê, Sao Biển, Phạm Văn Đồng... ngày càng sạch đẹp vì thùng rác được bố trí khắp nơi. Ảnh: Nhiệt Băng
Bãi tắm Mỹ Khê, Sao Biển, Phạm Văn Đồng… ngày càng sạch đẹp vì thùng rác được bố trí khắp nơi. Ảnh: Nhiệt Băng

Nhiệt Băng – laodong.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *